GIỚI THIỆU Các hoạt chất trong Tobicom - Vitamin B1 (Thiamin)
1. Các dạng
- Dạng thương phẩm là loạI tổng hợp, thường dùng dưới dạng thiamin chlohydrat, bromhydrat hoặc nitrat .
- Dạng phosphothiamin là esther của thiamin và một phân tử acid phosphoric có hoạt tính sinh học mạnh hơn các dạng muối trên và ít bị men thiaminase phá huỷ hơn .
- Dạng benphothiamin là dẫn chất tổng hợp tương tự thiamin dạng esther monophosphoric, tương tự phosphothiamin.
- Thiamin pyrophosphat (carboxylase) dạng muối chlohydrat có tác dụng sinh học mạnh nhưng không dùng thay thế Vitamin B1 mà chỉ dùng đIều trị trong rối loạn chuyển hoá glucid , đặc biệt ở hệ thần kinh.
- Fursulthiamin là dạng Vitamin B1 hoạt tính có tác dụng kéo dàI mạnh gấp 10 lần thiamin HCl và hầu như không bị men aneurinase phá huỷ. Fursulthiamin có thể tan trong mỡ và có ái lực mạnh với các mô, được hấp thụ rất tốt và chuyển hoá thành Vitamin B1 dạng hoạt động một cách nhanh chóng không cần men xúc tác, một phần lớn được chuyển thành co-carboxylase ( men chịu trách nhiệm cho sự tạo năng lượng cho các tế bào thần kinh).

2. Nguồn cung cấp
Có nhiều trong men bia, cám gạo, gan ,thận (dạng esther pyrophosphat), sữa, gan, ḷng đỏ trứng (dạng tự do).

3. Lư - Hoá tính
- Dạng bột tinh thể trắng hoặc hơi vàng, mùi thơm men, vị hơi đắng dễ tan trong nước, ít tan trong cồn, không tan trong ether, chloroform, benzen .
- Tương đối ổn định với oxy không khí và nhiệt độ nhưng rất nhậy cảm với tia tử ngoạI (UV ). Bền trong môi trường acid (pH<4 ), thoáI giáng nhanh trong môI trường trung tính hoặc kiềm .

4. Dược động học
- Hấp thu nhanh từ đường ruột.
- Dự trữ 25-35 mg trong cơ thể : 80% dạng thiamindiphosphat
10% dạng thiamintriphosphat
10% dạng thiaminmonophosphat tự do
- 50% lượng dự trữ của cơ thể là ở cơ xương, phần c̣n lại tập trung chủ yếu ở gan, thận, năo.
- Có một số enzym khử hoạt bằng cách phân giải thiamin.
- Các sản phẩm chuyển hoá được bài tiết qua nước tiểu nhiều nhất là dạng acetyl hoá.
- Nhu cầu tăng khi khẩu phần ăn nhiều carbohydrat

5. Tác dụng - cơ chế tác dụng
- Là co-enzym trong chuyển hoá carbohydrat :
- Thiaminpyrophosphat là co-enzym của men (-ketoglutaraldehydrogenase và transketolase tham gia vào phản ứng khử carboxyl kiểu oxy hoá của (-ketoglutaric acid và phản ứng chuyển pentose trong thoái biến glucid theo đường 5 C tạo pentose, từ đó tổng hợp nucleotid và nucleic acid, cung cấp NADP để tổng hợp acid béo và sterol.
- Thiamin có vai tṛ trong dẫn truyền xung động thần kinh. Khi được vận chuyển vào mô thần kinh, nó có tác dụng bảo vệ bao myelin của dây thần kinh, tăng tái tạo các dây thần kinh, cải thiện chức năng dây thần kinh nhờ cải thiện tốc độ dẫn truyền luồng thần kinh vận động.
- Thiamin tăng hiệu ứng của acetylcholin nhờ ức chế men acetylcholinesterase
- Do trong phân tử có chứa N bậc 4 nên thiamin có tác dụng phong toả hạch, ức chế dẫn truyền xung động thần kinh ở tấm vận động thần kinh cơ. ở liều cao, thiamin cho hiệu ứng tương tự cura kháng khử cực và có hiệu quả giảm đau .
- Thiamin cải thiện chuyển hoá ở cơ, tăng cường khả năng hoạt động tiềm tàng của cơ, tham gia vào chuyển hoá thải trừ acid lactic ứ đọng khi cơ hoạt động .

6. Thiếu Vitamin B1
Xảy ra ở người nghiện rượu, ăn chay, thẩm phân màng bụng, điều trị bằng tiêm truyền glucose cho những bệnh nhân suy kiệt, những người dùng gạo xay kỹ hoặc thực phẩm có chứa các men thiaminase và các yếu tố kháng thiamin.
Biểu hiện:
* Những dấu hiệu đầu tiên của thiếu Vitamin B1 là ở hệ tiêu hoá : chán ăn, ăn không tiêu , giảm nhu động tiêu hoá. Nguyên nhân là do giảm tiết acid chlohydric và giảm năng lượng.
* Bệnh Beri-Beri (tê phù)
+ Bệnh tê phù ướt (hệ tim mạch) : xảy ra khi cố gắng thể lực, ăn nhiều carbohydrat, thiếu hụt mạn tính vừa phảI
-Giăn mạch ngoạI vi
- Suy cơ tim 2 thất
- ứ Na+ và nước gây phù trong thể mạn tính.
+ Bệnh tê phù khô: (hệ thần kinh)

Bệnh thần kinh ngoạI vi : rối loạn đối xứng cảm giác, vận động và hoạt động phản xạ, thoáI hoá vỏ myelin không viêm, thiếu thiamin dẫn đến thiếu men cần cho chuyển hoá (- cetonic, dẫn đến nồng độ (- cetonic trong máu tăng gây viêm thần kinh ngoại vi. Triệu chứng càng trầm trọng v́ thiếu năng lượng (chu tŕnh Krebs bị đ́nh trệ ) và thiếu acetylcholin .

7. Độc tính
Vitamin B1 hầu như không độc, ngay cả khi đưa một liều lớn (100-500 mg) bằng đường tiêm. Tuy nhiên có thể gặp dị ứng khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch (có thể shock gây tử vong). Tỷ lệ dị ứng tăng khi trộn chung Vitamin B1với penicillin và streptomycin trong cùng một bơm tiêm. Những người dị ứng với penicillin th́ cũng dễ dị ứng với Vitamin B1.

8. áp dụng đIều trị
- Thiếu Vitamin B1, rối loạn chuyển hoá glucid.
- Viêm đa dây thần kinh, phối hợp đIều trị các bệnh thần kinh, tâm thần, suy nhược cơ thể, nhiễm độc thai nghén
- Giảm triệu chứng phụ trên thần kinh của một số thuốc : emetin, INH, ethambutol ...
- Thiamin với liều lớn được dùng cho các rối loạn ngoại biên tương tự beri- beri, chủ yếu là viêm dây thần kinh ngoại vi, đau dây thần kinh, các bệnh của tim mạch và thần kinh trung ương. Hiện nay, liều cao thiamin c̣n được dùng để khử độc, trong bệnh u xơ tuyến vú và sốt hạch tái phát. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng ủng hộ cho những việc sử dụng trên (Martindale 29th - Edition - L . Ovesen, Drugs, 1984, 27, 148).
- Thiếu hụt thiamin thường thấy ở người nghiện rượu, dẫn đến sự tích tụ pyruvat trong máu và có thể gây ra bệnh lư dây thần kinh và năo ( hội chứng Wernicke's). Có giả thuyết cho rằng thiamin gây ra tác dụng " diphosphat" và tăng hoạt tính transketolase ở những bệnh nhân thiếu hụt thiamin.
- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh năo Wernicke's ( t́nh trạng lú lẫn toàn bộ, liệt mắt, rung giật nhăn cầu, thất điều) nói chung được giảm đi khi điều trị ngay bằng thiamin. Các triệu chứng của bệnh tâm thần Korsakoff ( mất trí nhớ, chậm hiểu, bịa chuyện) được nghĩ là có cùng một quá tŕnh bệnh lư học với bệnh năo Wernicke's. Phải dùng thiamin ở ngay giai đoạn đầu của bệnh để có sự cải thiện các triệu chứng tâm thần của hội chứng Wernicke's - Korsakoff.
- Thiamin cũng được dùng để điều trị thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh nhân không nghiện rượu nhưng có các triệu chứng thần kinh tương tự.
( W. M. Petrie & T.A. Ban, Drugs, 1985, 30, 58.)
- Do nguy cơ cao truỵ tim mạch và đột tử, bệnh năo Wernicke's và thậm chí cả các quá tŕnh khác của hệ thần kinh trung ương tương tự với hội chứng này phải đưọc coi là một cấp cứu y học. Thiamin được dùng đường tiêm nhất là tiêm tĩnh mạch để hấp thu hoàn toàn. Mặc dù chỉ cần 2 hoặc 3 mg là có thể hồi phục các triệu chứng nhăn khoa ( bắt đầu cải thiện từ 1 đến 6 giờ ) nhưng liều dùng ít nhất phải là 100 mg. Thất điều và t́nh trạng lú lẫn cấp tính có thể hồi phục một cách hiệu quả mặc dù sự hồi phục chưa đáng kể trong ṿng vài ngày thậm chí trong ṿng vài tháng.
( J.B. Reuler et al., New Engl. J. Med., 1985 ,312, 1035)
- Có một báo cáo về thành công của thiamin tiêm tính mạch : 250 mg / ngày trong điều trị bệnh năo WernickeỊs mặc dù không thành công trong điều trị thất điều và tâm thần Korsakoff. Người ta cho rằng nên dùng thiamin cho những bệnh nhân hôn mê chưa được chẩn đoán, trước cả glucose, cho những bệnh nhân nhậy cảm trong hôn mê và cho những bệnh nhân nuôi dưỡng bằng tiêm truyền dài hơn 2 tuần.
( W. R. G. Gibb et al., Postgrad. Med. J., 1985, 61, 607.
R. Iacono & R. Sandyk ( letter) . ibid, 1986,62, 315.)


  • Thuốc uống Tobicom (Viên nang)
  • Các hoạt chất trong Tobicom - Chondroitin Sulfate
  • Các hoạt chất trong Tobicom - Cholin (VITAMIN B7 hay J)
  • Các hoạt chất trong Tobicom - Vitamin A (axerophtol, retinol)
  • Các hoạt chất trong Tobicom - Vitamin B1 (Thiamin)
  • Các hoạt chất trong Tobicom - Vitamin B2 (Riboflavin)
  • Sinh dược học thuốc nhăn khoa

  •                                    
    Copyright © 2010 - 2013 ICA® JSC. All rights reserved.
     

    Trang chủ   Thông tin Tobicom   Lịch phát sóng   Hỏi chúng tôi   Sitemap   Liên hệ  

    Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam.
    Điện thoại: (065) 3757922 - Fax: (065) 3757921 - Email: info@icapharma.com