1. Các dạng
Vitamin A1 có tác dụng nhất là 11-trans-retinol và chất đồng phân
11-cis- retinol ( hay c̣n gọi là neoVitamin A) có hoạt tính sinh học
bằng 75 % tác dụng của 11- trans - retinol
- Vitamin A2 : Dehydro - 3,4 retinol, có khoảng 30-40% hoạt tính của
Vitamin A1
- Có 3 tiền chất nguồn gốc thực vật của Vitamin A là (, b, g caroten. b
- caroten không có tác dụng như Vitamin A nhưng khi vào cơ thể sẽ biến
đổi thành retinol.
1 mg Vitamin A = 3334 IU
2 Nguồn cung cấp
- Retinol có trong gan, nhất là dầu gan cá, bơ, sữa,cám , ḷng đỏ trứng
- (- caroten có trong thực vật có màu đỏ vàng : cà chua, cà rốt , gấc ..
3. Lư - hoá tính
11 - trans - retinol là một chất kết tinh có màu vàng nhạt h́nh lăng trụ
hoặc h́nh kim, không tan trong nước mà tan trong ete, chloroform, chất
béo và dầu, bị thoái giáng nhanh dưới tác dụng của ánh sáng, oxy,và môi
trường acid.
4. Dược động học
Vitamin A dạng retinyl esther được thuỷ phân thành dạng retinol tự do ,
được hấp thu qua màng ruột . Tế bào niêm mạc ruột esther hóa thành
retinyl panmitat và đi vào vi thể dưỡng chấp và vào máu theo đường bạch
huyết dưới dạng lipoprotein. VitaminA đến gan và được dự trữ ở đó, một
phần có ở trong mô mỡ, da khi cần sẽ phóng thích dần dần.
5. Tác dụng - cơ chế tác dụng
- Trên tổ chức biểu mô (niêm mạc và da): Vitamin A là chất rất cần thiết
cho mọi loại biểu mô. Đặc biệt nó tham gia bài tiết chất nhầy và ức chế
sự sừng hoá, giúp tổng hợp mucopolysaccharid. Thiếu Vitamin A gây thoái
hoá biểu mô và chứng loạn sừng .
- Cảm ứng enzym : Vitamin A tham gia cảm ứng enzym dưới sự phụ thuộc
của hệ enzym ở microsom gan. Trong thực nghiệm, thấy Vitamin A làm phục
hồi Cytochrom P450 ở gan chuột trước đó đă dùng DDT. Vitamin A là chất
ổn định màng lysosom và ty thể trong tế bào.
- Trên thị lực : Vitamin A tham gia chức phận biểu mô trụ. Trong máu,
Vitamin A dạng alcol ( Retinol ) được chuyển thành retinal . Trong bóng
tối, ở tế bào gậy và tế bào que cis - 11 retinal kết hợp với 1 protein
gọi là opsin để h́nh thành rhodopsin, sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở
vơng mạc. Dưới tác dụng của ánh sáng, rhodopsin bị biến thành trans -
retinal và opsin. Trans - retinal không có hoạt tính trong việc tái tổng
hợp sắc tố vơng mạc và bị chuyển thành trans - retinol dưới tác dụng của
alcol dehydrogenase với sự có mặt của NADH.
Dạng trans - retinol được chuyển vào máu và được đồng phân hoá để trở
thành cis - 11 - retinol . Cis - 11 - retinol , với sự tham gia của NADH,
bị oxy hoá để trở thành cis - 11- retinal có hoạt tính. Quá tŕnh tạo
rhodopsin và dưới tác dụng của ánh sáng chuyển thành retinal và opsin đă
gây ra sự thay đổi năng lượng. Sự thay đổi năng lượng này đưa dến một
hiệu điện thế, tạo xung động thần kinh thị giác cho ta cảm xúc thị giác.
- Acid retinoic là dạng hoạt tính của Vitamin A tham gia vào quá tŕnh
biệt hoá tế bào và sự phát triển của xương.
- Vitamin A tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh
nhiễm khuẩn và tổng hợp corticoid ở tuyến thượng thận.
6. Thiếu Vitamin A
- Biểu hiện : sừng hoá, chậm lớn, bào thai kém phát triển, giảm sản xuất
corticoid, giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, khô da, teo tuyến
bă nhờn và tuyến mồ hôi, sừng hoá , giảm tiết nhầy dẫn đến teo biểu mô.
- ở mắt : quáng gà dẫn đến khô mắt, teo kết mạc , teo nhăn cầu , đục
giác mạc Khô mắt lâu ngày dẫn đến nhuyễn giác mạc gây loét và chấn
thương mống mắt và thuỷ tinh thể do nhiễm trùng thứ phát .
7. Độc tính - Tác dụng phụ
- Ngộ độc có thể gặp ở người lớn khi dùng liều cao trên 1.000.000 IU /ngày,
trẻ em 200.000IU/ ngày, biểu hiện : mệt mỏi, viêm môi, buồn nôn, nôn, da
bị tróc vảy, trẻ em bị thóp phồng..
Ngộ độc mạn tính : dùng liều cao trên 100.000 IU mỗi ngày và dùng liên
tục vài tháng (>6 tháng). Biểu hiện : sẩn ngứa , da khô, tróc vảy ,
dày-đau xương, thay đổi cấu trúc tóc và móng (ḍn, dễ găy ), tăng áp lực
nội sọ , tăng calci huyết .
- Phụ nữ có thai không nên dùng quá 10.000IU Vitamin A một ngày do có
khả năng gây dị dạng thai nhi ở liều cao.
8. áp dụng điều trị.
- Trong các bệnh mắt : khô mắt , quáng gà.
- Trẻ em c̣i xương, suy dinh dưỡng
- Vảy nến , vảy cá, mụn trứng cá : bôi bằng retinoic acid ( VitaminA
acid)
- Các biến đổi tăng sừng hoá ở niêm mạc.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên về việc bổ sung bổ vitamin A và vitamin E
trong bệnh viêm sắc tố vơng mạc (Hắc mạc).
Vấn đề : Xác định việc cung cấp vitamin A và E riêng rẽ hoặc kết hợp có
ảnh hưởng đến hậu quả của viêm sắc tố vơng mạc (viêm hắc mạc)không.
Thiết kế : Thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng theo thiết kế 2x2
trong suốt 4-6 năm. Thường xuyên soi đáy mắt, kiểm tra thị trường và thị
lực.
Nơi tiến hành : Viện nghiên cứu lâm sàng.
Bệnh nhân : 601 bệnh nhân tuổi từ 18-49 có bệnh viêm sắc tố vơng mạc (viêm
hắc mạc) có đủ các tiêu chuẩn phù hợp. 95% số bệnh nhân đă hoàn thành
đợt thử nghiệm. Không gặp một tác dụng phụ nào.
Phân nhóm : Các bệnh nhân được chia thành 4 nhóm :
- một nhóm được nhận 15.000IU vitA/ngày
- một nhóm nhận 15.000 IU vit A và 400IU vit E /ngày
- một nhóm nhận cả 2 loại vit với số lượng rất nhỏ
- nhóm cuối cùng nhận 400 IU vit E/ngày.
Kết quả chính :
2 nhóm nhận 15.000 IU vit A/ngày có tỷ lệ trung b́nh về sự suy giảm chức
năng vơng mạc thấp hơn đáng kể 2 nhóm không nhận vit này (p= 0.1).
Nồng độ huyết thanh.
Các biến đổi tỉ lệ % nồng độ retinol huyết thanh từ mức cơ bản đến tất
cả các lần gặp tiếp theo là : nhóm A : + 8,8%, nhóm vi liều : +0,3% nhóm
A+E : +5,3% và nhóm E : -1,0%. Nồng độ retinol huyết thanh tăng đáng kể
(p<0,01) cho nhóm nhận vit A 15000 IU/ngày (ví dụ nhóm A và A+E) so với
nhóm không nhận liều này (ví dụ nhóm vi liều và nhóm E). Các biến đổi %
nồng độ (-tocopherol huyết thanh là : nhóm A : +10,2%, nhóm vi liều :
11,9%, nhóm A+E : +78,6% và nhóm E : 82,7%. Nồng độ (-tocopherol huyết
thanh tăng lên đáng kể (p<0,001) và nồng độ retinol huyết thanh giảm
đáng kể (p=0,03) đối với các bệnh nhân nhận vit E 400IU/ngày (ví dụ nhóm
A+E và E) so với nhóm không nhận liều này (ví dụ: nhóm A, nhóm vi liều).
Bàn luận.
Phải nhấn mạnh rằng thử nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân từ
18-49 tuổi trong t́nh trạng sức khoẻ chung tốt với các dạng tự nhiên của
viêm vơng mạc sắc tố. Phụ nữ có thai trong thời gian nghiên cứu đă ngừng
trực tiếp việc bổ sung vitamin v́ khả năng saỷ thai ở những người này có
thể xảy ra khi dùng liều cao vit A. Chúng tôi cũng không gộp cả những
bệnh nhân dưới 18 tuổi v́ chức năng gan chưa hoàn chỉnh hoặc ở những
bệnh nhân nằm ở 5% cá biệt về trọng lượng theo tuổi, giới, và chiều cao
bởi v́ có thể gây độc tế bào do dùng vit A 15.000IU/ngày kéo dài, v́ vậy
chúng tôi không bàn luận về những người này.
Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng tổng kết của chúng tối dựa trên cách
tính b́nh quân và v́ vậy kết quả của chúng tôi không đảm bảo cho những
bệnh nhân cụ thể sẽ có lợi từ những điều trị này. Chúng tôi không thấy
bằng chứng về tác dụng có lợi của vit A bị hạn chế với 1 hoặc các type
di truyền khác. Điều này có thể xác minh liệu có phải việc bổ sung vit A
sẽ có hiệu quả tương tự trên các chức năng vơng mạc ở tất cả các nhóm
bệnh nhân qua phân tích phần tử gen.
Các kết quả phải được làm rơ với một sự thận trọng cho bệnh nhân ở
những giai đoạn thích hợp phù hợp với nghiên cứu này. Hơn nữa liều thấp
của vit E 3UI/ngày không là tầm thường khi liên quan đến chế độ ăn của
các bệnh nhân nghiên cứu mà trung b́nh là 12 IU/ngày và nâng nồng độ
huyết thanh của (-tocopherol lên khoảng 12%. V́ lư do này, chúng tôi
không thể ước lượng hiệu quả của việc bổ sung lượng lớn 400IU/ngày so
với không cung cấp ǵ hay dùng liều nhỏ vit E (nhu cầu hàng ngày cho
phép là 15IU/ngày)có bất kỳ ảnh hưởng nào trên tiến triển của bệnh viêm
vơng mạc sắc tố.
Chúng tôi không thấy tác dụng độc tế bào của vit A 15.000IU/ngày
trong thời gian từ 4-6năm ở những bệnh nhân nghiên cứu và những người
dùng liều trung b́nh vit A bằng đường ăn khoảng 3600IU/ngày. V́ chúng
tôi không thấy bằng chứng về việc dùng vit A với liều lớn hơn 18.380 IU/ngày
sẽ cho bất kỳ lợi ích lớn hơn và v́ tổng lượng vit A (VD cả chế độ ăn và
bổ suing) là 25.000 IU/ngày đă được báo cáo khác cho biết có liên quan
đến các tác hại tiềm tàng cho gan khi dùng kéo dài, chúng tôi không
khuyên bệnh nhân dùng vit A vượt quá 15.000IU/ngày trong nghiên cứu này.
Hơn nữa chúng tôi cũng đă khuyên bệnh nhân bổ sung Vit A hàng ngày để
duy tŕ chế độ ăn cân bằng khi dùng những loại thực phẩm không có hàm
lượng cao tiền vit A.
Cơ chế bổ sung vit A ảnh hưởng lên các giai đoạn của suy thoái vơng
mạc trong bệnh viêm vơng mạc sắc tố đă được làm sáng tỏ . Điểm chung của
ở nhóm bệnh này là sự biến mất của các cảm thụ quang h́nh que và h́nh
nón, không phải là không giải thích được rằng vit A hoạt động theo một
vài phương pháp, có hiệu quả bảo vệ chức năng cảm thụ quang. Có thể một
vài bệnh nhân bị bệnh này bị giảm năng lực giữ lại vit A ở vơng mạc do
suy các tế bào que và nón hoặc chúng có một chất mang protein khác bất
thường, v́ thế vit A không được vận chuyển một cách hiệu quả từ huyết
thanh đến vơng mạc.
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc bổ sung vit A hàng ngày có thể bảo
vệ chống lại sự giảm tạm thời nồng độ retinol huyết thanh mà có thể cứu
văn chức năng cảm thụ quang. Khi xem xét vit E, chúng tôi thấy liều hàng
ngày 400IU/ngày có thể ảnh hưởng đến giai đoạn suy thoái vơng mạc trong
bệnh viêm vơng mạc sắc tố ít nhất một phần bằng cách ức chế sự hấp thu
và vận chuyển vit A, như chúng tôi thấy rằng các bệnh nhân dùng vit E
400IU/ngày gây giảm nồng độ retinol trong huyết thanh ít nhưng đáng kể
(p=0.03) so với những bệnh nhân không nhận liều này.
Tóm lại, dựa trên các kết quả ERG, tiến triển của suy thoái vơng mạc
ở bệnh viêm vơng mạc sắc tố bị chậm lại ở nhóm bệnh nhân nhận trung b́nh
15.000IU/ngày hơn là tiến triển ở những nhóm bệnh nhân không dùng liều
này. Các kết quả của chúng tôi cũng gợi ư rằng tiến triển của bệnh có
thể nhanh hơn nếu bệnh nhân dùng bổ sung vit E 400IU/ngày so với nhóm
không nhận liều này.
Dựa trên các dấu hiệu này và phân tích sự suy giảm cường độ ERG như
là một chức năng của tổng lượng vit A đưa vào, chúng tôi đề nghị là ở
các bệnh nhân lớn tuổi với các dạng thông thường của viêm vơng mạc sắc
tố dùng bổ sung vit A 15.000IU/ngày dưới sự giám sát của một bệnh viện
mắt và tránh dùng bổ sung liều cao vit E 400Iu/ngày như đă dùng trong
thử nghiệm.
Kết quả này cho thấy tác dụng có lợi của 15.000IUvit A/ngày và hiệu
quả không mong muốn của 400 IU vit E/ngày trong liệu tŕnh điều trị viêm
sắc tố vơng mạc.
(Arch Ophthalmol. 1993; 111: 761-772). |