THÔNG TIN VỀ MẮT Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt
Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt

Số người mắc các bệnh mắt do dị ứng thời tiết đang tăng mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo không găi, dụi mắt v́ có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, các bệnh nhân đến khám trong thời gian này chủ yếu mắc các bệnh viêm kết mạc (VKM) dị ứng như: VKM dị ứng cấp tính, VKM mùa xuân, VKM theo mùa, VKM cơ địa dị ứng.

Hàng ngh́n người đi khám

Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là gây ngứa, khiến nhiều người hăy găi hoặc day dụi. Nhiều bệnh nhân chỉ muốn dụi mắt cho đă cơn ngứa v́ vậy ḷng đen bị loét trợt, đang ngứa chuyển sang đau nhức ghê gớm.Tổn thương này có thể gây sẹo và giảm thị lực vĩnh viễn. 

Một nhóm bệnh tự phát (không t́m ra căn nguyên trong hơn 80% các trường hợp) là viêm màng bồ đào, glôcôm thể mi cũng thường được ghi nhận xuất hiện hoặc tái phát vào mùa xuân hoặc những ngày sắp có gió mùa đông bắc. Triệu chứng thường khá mơ hồ như đau nhức vừa phải, cảm giác như có sương khói trước mắt, dùng thuốc giảm đau có thấy đỡ khiến nhiều người đến khám muộn.

Theo tiến sĩ Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 800 - 1.000 bệnh nhân mắc các bệnh về mắt, riêng bệnh đau mắt đỏ khoảng 60 - 80 trường hợp, gần bằng đỉnh điểm của đợt dịch đau mắt đỏ các năm trước (khoảng trên 100 trường hợp mỗi ngày). Theo ông Hơn, thời điểm này, dịch đau mắt đỏ ở Hà Nội nh́n chung mới chỉ lây lan trong phạm vi gia đ́nh nhưng khả năng lây lan rất mạnh. Có nhiều gia đ́nh cả nhà đau mắt, người này khỏi lại đến người kia... gây tốn kém trong điều trị và đặc biệt là gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập.

Đeo kính tránh tai nạn mắt

Các bác sĩ cảnh báo, mùa xuân là mùa côn trùng sinh sôi, nảy nở. Côn trùng không chỉ gây hại cho mắt bằng lông, chân, cánh của chúng mà c̣n bằng chất dịch hay phấn gây phản ứng viêm dữ dội cho mắt. Nhẹ th́ thấy bỏng rát, phù mi mắt, phù kết mạc. Những ngày sau có thể có loét và chảy nước da mi. Nặng th́ gây trợt ḷng đen, dị vật giác mạc. Các lông của sâu róm thường xuyên sâu vào giác mạc, có cái chui vào hẳn tiền pḥng gây viêm giác mạc, viêm màng bồ đào dai dẳng rất khó điều trị. Tuy côn trùng gây phiền toái như vậy nhưng  việc pḥng tránh lại khá đơn giản khi chỉ việc đeo kính là có thể ngăn chặn được. Theo thống kê đeo kính sẽ giúp chúng ta tránh được 50% các tai nạn mắt nói chung.

Bác sĩ Hoàng Cương khuyến cáo, khi thấy có biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ như ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nh́n mờ, mi mắt sưng nhẹ..., tốt nhất hăy tới bác sĩ nhăn khoa để khám và được điều trị, dùng thuốc đúng cách. Với bệnh này, thuốc điều trị khá phổ biến và không đắt tiền, bệnh sẽ lui giảm nhanh và khỏi trong ṿng hai tuần nếu không có biến chứng. Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước nên cần pḥng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. C̣n với các bệnh dị ứng mắt do thời tiết hay dị ứng cấp, thuốc men điều trị không hề rẻ và có nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân cần khám đúng bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc cẩn trọng, theo dơi lâu dài. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, đặc biệt là những loại thuốc có chứa Corticoit như Clorocid H1%, Dexaclor... nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
 
Theo SK&ĐS

Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
Chảy máu mắt, có đáng sợ không?
Lưu ư bảo vệ mắt trong mùa nóng
Dinh dưỡng nào tốt cho mắt?

  • Có nên cho trẻ xem phim 3D thoải mái?
  • Dầu gió có thể gây tổn thương mắt!
  • Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
  • Tư vấn các bệnh về mắt
  • 5 loại bệnh thường gặp về mắt (13/09/12)
  • Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi (13/09/12)
  • Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt
  • Khô mắt bệnh lư thời hiện đại
  • Bát nháo thị trường kính thuốc
  • Khi nào cần dùng nước mắt nhân tạo?

  •                                    
    Copyright © 2010 - 2013 ICA® JSC. All rights reserved.
     

    Trang chủ   Thông tin Tobicom   Lịch phát sóng   Hỏi chúng tôi   Sitemap   Liên hệ  

    Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam.
    Điện thoại: (065) 3757922 - Fax: (065) 3757921 - Email: info@icapharma.com