Cùng với số lượng người mắc các bệnh về mắt như loạn, viễn, cận đang gia tăng ở nước ta, thị trường kính thuốc ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đang phát triển rất mạnh. Số lượng cửa hàng kinh doanh mắt kính mọc lên dày đặc tại các tuyến đường. Thế nhưng t́nh h́nh kinh doanh mặt hàng này khá loạn và c̣n thả nổi về chất lượng. Loạn…
Tại Hà Nội, có hàng ngh́n cửa hàng kinh doanh kính thời trang, kính thuốc. Dọc theo tuyến phố Bà Triệu, Bạch Mai, Cầu Giấy, Lương Văn Can..., các cửa hàng kính mắt mọc san sát. Các cửa hàng kinh doanh kính mắt, kể cả kinh doanh kính thời trang cũng có trang bị máy đo mắt kính, máy đo tật khúc xạ để phục vụ người bệnh và khách hàng tại chỗ. Điều đáng nói là độ chính xác của các thiết bị đo thị lực, thiết bị đo mắt kính chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Hầu hết các cửa hàng kinh doanh kính thuốc đều khẳng định mắt kính của ḿnh đều đảm bảo chất lượng nhập từ: Singapore, Mỹ, Italia... ngoại trừ các kư hiệu về độ loạn, cận hoặc viễn mà chỉ có nhân viên bán hàng mới có thể phân biệt trên từng bao kính đều không có nguồn gốc xuất xứ, nhà phân phối hoặc đơn vị nhập khẩu.
Theo chị Nguyễn Thị Hoa – chủ cửa hàng kính mắt tại phố Lương Văn Can: “Giá mỗi cặp mắt kính cùng thông số độ loạn, viễn hoặc cận ở từng cửa hàng là khác nhau, v́ mỗi nơi nhập một nguồn hàng. Có cặp mắt kính ở cửa hàng này giá chỉ 60.000 đồng, nhưng ở cửa hàng khác cũng cặp mắt kính đó có thể là 150.000 đồng. Giá cả và chất lượng mắt kính chỉ có cửa hàng mới biết được chắc chắn”.
Không chỉ có kính thuốc mà các thiết bị đo thị lực, máy đo mắt kính cũng làm cho nhiều người phải lo ngại. C̣n tại TPHCM, trước nhu cầu sử dụng các loại mắt kính tăng lên, các cửa hàng kinh doanh mắt kính mọc lên như nấm. Hầu như tuyến đường nào cũng có các cửa hàng kinh doanh mắt kính các loại.
Điều đáng lo ngại là có khá nhiều cửa hàng vừa kinh doanh kính thời trang, vừa kinh doanh kính thuốc, trong khi mặt hàng kính thuốc là mặt hàng kinh doanh phải có điều kiện, chuyên viên đo, cắt kính phải qua đào tạo và ngay cả các máy đo độ khúc xạ, máy đo tiêu cự cũng phải đảm bảo chất lượng. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mặt hàng mắt kính đều quảng cáo và ghi các ḍng chữ to ngay trước cổng: “Chuyên về mắt cận, viễn, loạn thị và có bác sĩ chuyên khoa mắt khám miễn phí, đo mắt bằng máy điện tử...”, nhưng trên thực tế có rất ít cửa hàng có bác sĩ chuyên khoa đo mắt cho khách hàng, mà chủ yếu là nhân viên bán kính đảm nhận luôn việc đo mắt và kết luận t́nh trạng mắt.
Không những thế, giá cả của sản phẩm này cũng loạn và không ai kiểm soát được. Ngay cả giá kính giữa các cửa hàng cũng chênh nhau rất nhiều mà người tiêu dùng không thể nào so sánh, đối chứng.
Ông Hoàng Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 - cho biết: “Mặt hàng mắt kính được bày bán tràn lan khắp nơi trên thị trường, nhưng thời gian qua hầu như trung tâm không nhận được yêu cầu nào về kiểm tra chất lượng mặt hàng này”.
Hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ tung hoành
Trước những phản ánh của người dân, trong tháng 7.2010, Đội Quản lư thị trường số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) đă phối hợp với Viện Đo lường VN (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) tiến hành kiểm tra các cửa hàng kính thuốc trên địa bàn thành phố. Kết quả cho thấy 45 trường hợp kiểm tra có tới 21 trường hợp vi phạm. Trước những vi phạm nói trên, lực lượng chức năng thu giữ hơn 5.000 mắt kính thuốc các loại, lấy mẫu xét nghiệm đối với hơn 30 mẫu kính thuốc.
Ông Dương Ngọc Viện - Đội trưởng Đội kiểm tra kiểm soát chất lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn Hà Nội - cho biết: “Qua kiểm tra thực thế cho thấy: Nhiều cơ sở kinh doanh chưa đảm bảo kinh doanh kính thuốc theo quy định của pháp luật như chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh... Một số cơ sở c̣n kinh doanh mặt hàng kính thuốc nhập lậu trôi nổi không có nguồn gốc, xuất xứ”. Cũng trong đợt kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 90% số máy đo mắt kính, máy đo tật khúc xạ (máy đo thị lực) có sai số vượt quá tiêu chuẩn và có sai số lớn nhất là ±0,5 điốp đối với máy đo mắt kính và ±1 điốp đối với máy đo thị lực.
Cũng trong tháng 7, lực lượng QLTT TPHCM liên tục phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh mắt kính không hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ. Ngày 19.7, Đội Quản lư thị trường 6B kiểm tra cửa hàng kinh doanh mắt kính tại 191 đường B́nh Phú, phát hiện tại đây đang kinh doanh 12.419 mắt kính giả hiệu Rayban, 49.573 mắt kính không nhăn hiệu và 1.100 cái gọng kính do Trung Quốc sản xuất, tất cả không có hoá đơn chứng từ. Trước đó, ngày 9.7, Đội QLTT 4A đă kiểm tra 4 cửa hàng kinh doanh mắt kính trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, tạm giữ 910 mắt kính các loại do Trung Quốc và Italia sản xuất và 1.223 cái gọng, tṛng kính các loại không hoá đơn chứng từ.
Trước t́nh trạng các cửa hàng kinh doanh kính mắt hoạt động ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng - cho rằng: “Từ kết quả kiểm tra vừa qua, chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục kiểm tra thêm một số đợt nữa. Trên cơ sở đó, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng sẽ cân nhắc việc kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ đưa máy đo mắt kính vào danh mục kiểm soát. Đối với máy đo thị lực, kết quả đo thị lực chỉ để tham khảo, do vậy các nước trên thế giới đều không đưa máy này thuộc đối tượng kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, các cửa hàng kính mắt nên hiệu chỉnh cho chính xác để tạo ḷng tin cho người tiêu dùng. C̣n đối với mắt kính, Bộ Y tế đă ban hành thông tư 08/2006/TT-BYT ngày 13.6.2006 đưa kính thuốc vào danh mục quản lư”.
Đối với người tiêu dùng, kính thuốc không khác ǵ mặt hàng thuốc cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng trước khi đến tay người bệnh, v́ chất lượng của mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Theo Báo Lao Động |