THÔNG TIN VỀ MẮT Những ai dễ bị cận thị?
Những ai dễ bị cận thị?

Hiện nay, tỷ lệ bị cận thị trong số dân các nước tăng rõ rệt, bị cận nặng ngày càng phổ biến. Vậy thì những người nào dễ bị cận thị?
 
Chuyên gia Trung tâm chăm sóc sức khỏe mắt Bắc Kinh cho biết, những thanh thiếu niên thiếu ngủ, tư thế cầm bút không đúng, ăn uống không điều độ và nhóm người phải dùng mắt trong thời gian dài dễ bị cận thị. Bên cạnh đó, chịu sự ảnh hưởng của di truyền, bẩm sinh... một số trong nhóm người này cũng dễ bị cận thị.

Trong thời kỳ cơ thể của trẻ em phát triển nhanh, nhất là từ 7 - 9 tuổi và 12 -14 tuổi, nếu thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số em bị cận thị. Khi trẻ em viết chữ, nếu cầm bút ngón tay cái đan xen với ngón tay trỏ, hoặc cách ngọn bút quá gần, ngón tay sẽ che mất tầm nhìn, buộc phải cúi đầu hoặc nghiêng đầu làm cho khoảng cách giữa mắt và sách quá gần, vì vậy dẫn đến cận thị.

Những trẻ em thường xuyên ăn các món ăn chứa nhiều chất protein và calo cao, ít ăn rau xanh, hấp thụ ít chất Lutein, cũng dễ bị cận.

Trẻ em hàng ngày học tập thời gian quá dài, sử dụng mắt quá tải cũng dễ bị cận. Nói chung, mắt của người lớn đã định hình, không dễ bị cận, nhưng những năm gần đây song song với việc phổ biến vi tính, một số người lớn vì quá say mê vi tính, cũng dẫn đến nhiều người bị cận do nguyên nhân này. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh nặng dưới 2.500g, trước tuổi dậy thì cũng dễ bị cận; những trẻ em sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên, cũng dễ bị cận trong thời kỳ nhi đồng. Bố mẹ bị cận, con cũng dễ bị cận, hơn nữa mức độ di truyền sẽ đi đôi với mức độ bị cận của bố mẹ.

(Theo Tân Hoa Xã)

ĐỨC NGỌC

Tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
Chảy máu mắt, có đáng sợ không?
Lưu ý bảo vệ mắt trong mùa nóng
Dinh dưỡng nào tốt cho mắt?

  • Có nên cho trẻ xem phim 3D thoải mái?
  • Dầu gió có thể gây tổn thương mắt!
  • Tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
  • Tư vấn các bệnh về mắt
  • 5 loại bệnh thường gặp về mắt (13/09/12)
  • Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi (13/09/12)
  • Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt
  • Khô mắt bệnh lý thời hiện đại
  • Bát nháo thị trường kính thuốc
  • Khi nào cần dùng nước mắt nhân tạo?

  •                                    
    Copyright © 2010 - 2013 ICA® JSC. All rights reserved.
     

    Trang chủ   Thông tin Tobicom   Lịch phát sóng   Hỏi chúng tôi   Sitemap   Liên hệ  

    Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, Bình Dương, Việt Nam.
    Điện thoại: (065) 3757922 - Fax: (065) 3757921 - Email: info@icapharma.com