Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 6/1/2004 của Bộ Y tế (Hướng dẫn về thi hành pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân), sau này là Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 (Hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân) quy định rơ là hoạt động hành nghề y có điều kiện. Tuy nhiên trên thực tế vẫn c̣n không ít cửa hàng dịch vụ kính thuốc hành nghề nhưng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy hậu quả từ những dịch vụ này ra sao? Các điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực này như thế nào?...
Chị Nguyễn Thu Hằng, Định Công - Hà Nội: Người dân luôn tin tưởng các cửa hàng kính thuốc:
Cứ mỗi lần cảm thấy thị lực có vấn đề tôi lại đi khám để đo kính xem có lên số không. Nhà tôi cũng gần bệnh viện mắt nhưng do công việc bận rộn, lại ngại xếp hàng nên tôi thường khám, đo và cắt kính ở các cửa hàng kính thuốc tư nhân cho nhanh.
Ở đây tôi thấy họ cũng có máy đo điện tử. Tôi cũng được đo, thử thị lực, thấy cũng có kỹ thuật viên mặc áo blu trắng. Hơn nữa tôi nghĩ đây cũng là một dịch vụ liên quan tới sức khỏe nên chắc là cũng phải có đủ các điều kiện về trang thiết bị, con người, về tŕnh độ chuyên môn, nghiệp vụ mới được cấp phép hoạt động nên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và tŕnh độ của họ.
Sẽ rất nguy hiểm khi phải đeo kính không đúng số
ThS.BS. Nguyễn Thị Thu Hiền - Bệnh viện Mắt TW:
Theo khảo sát của ngành y tế, có đến hơn 73% học sinh bị tật khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn thị), trong đó tỷ lệ cận thị cao nhất chiếm tới 47,5%. Tỷ lệ mắc khúc xạ tăng, kéo theo việc phải sử dụng kính thuốc cũng tăng lên. Chính v́ thế, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ kính thuốc đă và đang phát triển mạnh.
Thực tế có rất nhiều cửa hàng dịch vụ kính thuốc chưa có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn hành nghề. Tại đây, các nhân viên tự kiểm tra thị lực, thử kính và bán cho bệnh nhân sử dụng một cách tùy tiện, theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo cơ bản về các tật khúc xạ và kỹ thuật mài lắp kính. Trang thiết bị, máy móc ở các cửa hàng lại không đồng đều và chưa được kiểm tra chất lượng định kỳ nên nhiều nơi không bảo đảm yêu cầu. Bởi vậy, kính thuốc mua tại các cửa hàng trên có thể không đúng, có thể gây hậu quả không tốt cho người sử dụng.
Với đối tượng trẻ em mắt có khả năng điều tiết rất lớn. Lúc mệt mỏi, học hay đọc nhiều, mắt trẻ có thể giảm thị lực tạm thời nhưng khi được thư giăn nghỉ ngơi mắt sẽ trở lại b́nh thường. Trong trường hợp này đi khám có thể sẽ gây t́nh trạng cận thị giả. Nếu không được đo, khám một cách kỹ lưỡng trẻ rất dễ phải đeo kính cận một cách vô lư.
Có rất nhiều trường hợp tự đi đo và lắp kính tại cửa hàng đă phải đeo những cặp kính sai số, gây ra nhức mỏi mắt, gây rối loạn điều tiết, và sau đó phải tới khám lại tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Tuy nhiên có nhiều trường hợp việc điều trị rối loạn điều tiết rất khó khăn, có khi không thể cải thiện được t́nh trạng nhức mỏi mắt và giảm thị lực...
Để đưa ra được một đơn kính chính xác cho trẻ, trước hết trẻ cần được thử thị lực và đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động, nếu nghi ngờ trẻ có tật khúc xạ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho trẻ nhỏ thuốc liệt điều tiết tạm thời, sau đó trẻ sẽ được đo khúc xạ khách quan bằng thiết bị soi bóng đồng tử. Cuối cùng kỹ thuật viên chỉnh quang sẽ thử kính cho trẻ và đưa ra đơn kính đúng nhất. Tùy thuộc vào loại thuốc liệt điều tiết mà một quy tŕnh khám và cấp đơn kính mất 2 ngày, hoặc là 3 tuần.
Không thể xem thường việc lắp kính thuốc. Với đối tượng trẻ em cần phải đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt có pḥng khám chuyên sâu về tật khúc xạ.
Ông Lê Văn Giao - Hội thiết bị y tế Việt Nam: Phải có tŕnh độ chuyên môn phù hợp
Theo Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 6/1/2004 của Bộ y tế, sau này là Thông tư số 07/2008/TT-BYT (Hướng dẫn về thi hành pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân) th́ đối với các cơ sở dịch vụ kính thuốc, người đứng đầu phải có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp y trở lên và đă có thời gian làm công việc chuyên môn tại cơ sở chuyên khoa mắt từ 2 năm trở lên. Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp y trở lên nhưng chưa có thời gian làm công việc chuyên môn tại cơ sở chuyên khoa mắt th́ phải có chứng chỉ về trang thiết bị y tế (thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt) do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp.
Như vậy đối với các cơ sở dịch vụ kính thuốc ra đời sau Thông tư 01 có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện trên mới được cấp phép hành nghề. Đối với những cơ sở ra đời trước Thông tư 01 không bảo đảm các điều kiện trên th́ người đứng đầu cơ sở dịch vụ kính thuốc phải đi học thêm chứng chỉ về trang thiết bị y tế (thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt) do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp và có hợp đồng lao động làm việc 100% thời gian với người đă tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp y trở lên và đă có thời gian làm công việc chuyên môn tại cơ sở chuyên khoa mắt từ 2 năm trở lên.
Thời gian qua Bộ Y tế đă chính thức phê duyệt đề án "Đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng hành nghề kinh doanh kính thuốc". Đề án được xây dựng theo hướng đào tạo cho các đối tượng: người quản lư cửa hàng kính thuốc (người đứng đầu cơ sở dịch vụ kính thuốc), người bán hàng kính thuốc và kỹ thuật viên dịch vụ kính mắt. Các học viên tham gia học khóa đào tạo này sẽ được trang bị kiến thức về pháp luật, về chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nghề và được cấp chứng chỉ về trang thiết bị y tế (đây là điều kiện cần để cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ kính thuốc).
Thực tế cho thấy vẫn c̣n những cơ sở dịch vụ kính thuốc hành nghề nhưng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ kính thuốc. Thiết nghĩ Bộ Y tế cần giao cho cơ sở đào tạo xây dựng chương tŕnh đào tạo tŕnh độ trung cấp cho các kỹ thuật viên hành nghề trong lĩnh vực này. Đây là yêu cầu bức thiết để đảm bảo các cơ sở hành nghề dịch vụ kính thuốc có đủ đội ngũ người hành nghề, có tŕnh độ chuẩn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kính thuốc nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Như vậy theo qui định của pháp luật đối với lĩnh vực hành nghề dịch vụ kính thuốc nói riêng và hành nghề y dược tư nhân nói chung phải có tŕnh độ chuyên môn phù hợp.
Thu Hương (thực hiện) Từ 'www.suckhoedoisong.vn' |