THÔNG TIN VỀ MẮT Khô mắt - bệnh của 'dân' văn pḥng
Khô mắt - bệnh của 'dân' văn pḥng

Đang ngồi máy tính, nhiều khi Thanh (25 tuổi, Hà Nội) thấy mắt mờ đi, có lúc đau nhói như bị kim châm. Nghĩ là không sao, nhưng về sau mắt cô càng đỏ và đau nhức hơn, đến khi đi khám th́ mắt đă bị biến chứng đỏ măn tính.

Làm công việc văn pḥng, cả ngày Thanh đă bù đầu làm việc bên máy tính, đến tối không đi chơi đâu th́ lại ôm tivi. Gần đây, cô thấy mắt thường xuyên bị nhức, mỏi, khi đó cô chỉ nghĩ là do xem tivi, ngồi máy tính nhiều nên mắt mỏi, nghỉ ngơi th́ sẽ không sao. Dù đă mua thuốc về tự nhỏ nhưng mắt cô không thấy đỡ mà càng nặng hơn.

"Nhiều lúc đang làm việc tôi chỉ muốn nhắm mắt lại, không muốn mở nữa, cảm giác mắt sưng lên, đau rát. Đi khám, biết ḿnh bị bệnh khô mắt th́ bệnh đă nặng, gây biến chứng", Thanh cho biết.

Thạc sĩ Hoàng Cương, Phó trưởng pḥng Quản lư khoa học đào tạo, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, khô mắt là t́nh trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhăn cầu.

Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, ngăn không cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim này sẽ vỡ ra, bay hơi và mắt sẽ tái tạo một lớp mới bao phủ trên nhăn cầu. Tuy nhiên, với người bị bệnh khô mắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đă vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo.

Những trường hợp như Thanh không phải là hiếm gặp. Trong đó, nhân viên văn pḥng có nguy cơ mắc cao, ước tính có khoảng 50% người làm văn pḥng mắc các bệnh về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt.

Lư giải điều này, thạc sĩ Cương cho biết, trong ṿng một phút mắt người chớp 12-18 lần, mỗi lần chớp nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Nhưng những người làm văn pḥng, sử dụng máy vi tính nhiều do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt.

Ngoài ra, việc thường xuyên ngồi trong pḥng điều ḥa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắt bị bay hơi nhiều dẫn tới hiện tượng mắt bị khô. Những người bị bệnh thấp khớp, lupus, hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhăn cầu, tiểu đường… cũng có thể mắc bệnh khô mắt.

Người bị bệnh có các biểu hiện như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, rát như có dị vật trong mắt, nh́n mờ, sợ ánh sáng, thạc sĩ Cương cho biết.

Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù ḷa. Thực tế, hầu hết người bệnh khô mắt chỉ đi khám khi bệnh đă nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa. Một số người có thói quen tự ư mua thuốc về nhà điều trị, điều này làm gia tăng biến chứng như đỏ mắt măn tính, đục thủy tinh thể… gây mù ḷa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học như: đánh mắt bằng lá thài lài làm loét, thủng giác mạc, viêm mủ nhăn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh khác nhau như: vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt.

Để pḥng tránh bệnh khô mắt, theo thạc sĩ Cương những người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều ḥa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát người bệnh nên đến khám sớm.

Nam Phương
Từ VnExpress.net

Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
Chảy máu mắt, có đáng sợ không?
Lưu ư bảo vệ mắt trong mùa nóng
Dinh dưỡng nào tốt cho mắt?

  • Có nên cho trẻ xem phim 3D thoải mái?
  • Dầu gió có thể gây tổn thương mắt!
  • Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
  • Tư vấn các bệnh về mắt
  • 5 loại bệnh thường gặp về mắt (13/09/12)
  • Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi (13/09/12)
  • Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt
  • Khô mắt bệnh lư thời hiện đại
  • Bát nháo thị trường kính thuốc
  • Khi nào cần dùng nước mắt nhân tạo?

  •                                    
    Copyright © 2010 - 2013 ICA® JSC. All rights reserved.
     

    Trang chủ   Thông tin Tobicom   Lịch phát sóng   Hỏi chúng tôi   Sitemap   Liên hệ  

    Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam.
    Điện thoại: (065) 3757922 - Fax: (065) 3757921 - Email: info@icapharma.com