THÔNG TIN VỀ MẮT Cận thị - Cách chăm sóc và pḥng ngừa biến chứng
Cận thị - Cách chăm sóc và pḥng ngừa biến chứng

Cận thị là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây giảm thị lực trên toàn thế giới, và là nguyên nhân đứng thứ hai gây nên t́nh trạng mù có khả năng điều trị được.

Những năm gần đây các cuộc điều tra tại các khu vực địa lư khác nhau trên thế giới, trên những quần thể khác nhau có những tỷ lệ riêng biệt về cận thị, nhưng nh́n chung đều có tỷ lệ từ 20% trở lên. Cận thị có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây đặc biệt là trên học sinh.

Cận thị

Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó h́nh ảnh của vật hội tụ ở trước vơng mạc làm cho h́nh ảnh bị mờ. Người cận thị muốn nh́n các vật ở xa rơ cần phải được đeo kính điều chỉnh sao cho h́nh ảnh của vật được hội tụ đúng trên vơng mạc khi đó mọi vật mới trở nên sắc nét và rơ ràng.

Cận thị chưa có một nguyên nhân cụ thể nhưng có nhiều yếu tố liên quan trong đó có những yếu tố quan trọng nhất là di truyền và môi trường.

Cận thị do di truyền thường liên quan đến dạng cận thị nặng, cậnbệnh lư từ –6.00 diop trở lên. Cận thị nhẹ đa số có ảnh hưởng của môi trường, người ta nhận thấy ở những người hay phải làm công việc cần nh́n gần trong thời gian dài, đặc biệt trong môi trường thiếu ánh sáng có tỷ lệ cận thị cao hơn. Ngoài ra nhữngtrẻ sinh non, thiếu tháng khi trưởng thành cũng có tỷ lệ cận thị cao hơn so với các cháu sinh b́nh thường đủ tháng.

Tuy nhiên để nói chắc chắn rằng điều ǵ gây ra cận thị, cho tới nay khoa học chưa giải thích được. Cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất (trẻ ngại vận động, chơi thể thao gây ra béo ph́ hoặc suy dinh dưỡng . . . ) , tinh thần (trẻ có cảm giác tự ti, mất tự tin trong giao tiếp với bạn bè), ngoài ra có thể gây nhược thị.

Nhược thị là t́nh trạng mắt không đưa được những thông tin rơ nét về h́nh ảnh của sự vật lên năo, trung tâm thị giác tại năo sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của năo dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt.

Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đă lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính th́ hơi muộn. Do vậy các bậc chamẹ cần lưu ư và cho trẻ đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

• Trẻ ngồi quá gần tivi, đọc sách, chuyện quá gần

• Trẻ hay nheo mắt

• Nghiêng hoặc quay đầu để nh́n cho rơ

• Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ

• Sợ sáng, chói mắt, hay chảy nước mắt

• Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi

• Tránh né những hoạt động cần thị giác xa như ném bóng

Pḥng ngừa

Để pḥng tránh, trẻ cần học tập và chơi ở khoảng cách thích hợp. Bàn ngồi học vừa kích thước cơ thể, khoảng cách từ Mắt – Sách vở: 30 - 40cm. Trẻ nên được hướng dẫn ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, không nằm đọc sách. Chọn nơi có đủ ánh sáng khi đọc sách: việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống.

Ánh sáng dùng để đọc sách phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong pḥng. Chọn giấy học, sách vở không quá bóng, chữ in rơ ràng không gây mỏi mệt mắt. Không cúi gằm hoặc đưa sách quá gần mắt.

Trẻ có tật khúc xạ nên cho ngồi gần bảng. Khi làm việc với máy tính khoảng 30 phút th́ cho mắt nghỉ ngơi, nh́n ra xa khoảng 3- 5 phút, hoặc có thể đị lại tới lui trong pḥng cũng giúp mắt chúng ta đươc nghỉ ngơi.

Không để mắt làm việc quá sức khi chơi game hoặc xem tivi và video; khi xem tivi nên ngồi xem ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng khoảng cách tivi (khoảng 2,5 đến 3mét). Khi tham gia các phương tiện giao thông (tàu, xe, máy bay..) không nên đọc sách v́ chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục gây mệt mỏi về thị giác.

Để điều trị cận thị trẻ em phương pháp phổ biến, thuận tiện, dễ dàng và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng cho trẻ nhỏ dưới 14 tuổi. Trẻ lớn hơn có thể dùng kính tiếp xúc, trường hợp đặc biệt kính tiếp xúc cũng có thể dùng cho trẻ nhỏ bị bất đồng khúc xạ (hai mắt lệch độ quá lớn trên 3 diop) không thể đeo kính gọng nhằm tránh nhược thị.

Tuy nhiên khi dùng kính tiếp xúc cho trẻ em cần sự hợp tác rất lớn từ gia đ́nh, tuân thủ mọi hướng dẫn chuyên môn. Có những báo cáo ở nước ngoài về điều trị bằng laser excimer cho những trẻ em cận nặng kèm bất đồng khúc xạ, nguy cơ nhược thị cao có kết quả rất khả quan.

Điều trị

Hiện nay, tại Việt nam Laser Excimer chữa cận thị chỉ thực hiện cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài việc đeo kính th́ sự theo dơi tiến triển của cận thị là cần thiết. Do vậy các bậc cha mẹ nên lưu lại tất cả các thông số đo độ cận của con ḿnh để thuận tiện cho các nhà chuyên môn khi cần tham khảo. Ngoài ra dùng kính đúng cho trẻ em cũng là một vấn đề rất quan trọng, do vậy nên chọn một cơ sở uy tín, có những người làm chuyên môn vững vàng mới có thể đảm bảo cho các cháu một thị lực tốt.

ThS.BS Trần Hải Yến, Trưởng khoa Khúc xạ BV Mắt TP.HCM
Từ Suckhoe360.com

Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
Chảy máu mắt, có đáng sợ không?
Lưu ư bảo vệ mắt trong mùa nóng
Dinh dưỡng nào tốt cho mắt?

  • Có nên cho trẻ xem phim 3D thoải mái?
  • Dầu gió có thể gây tổn thương mắt!
  • Tự ư dùng thuốc nhỏ mắt có thể bị mắc bệnh glôcôm gây mù vĩnh viễn
  • Tư vấn các bệnh về mắt
  • 5 loại bệnh thường gặp về mắt (13/09/12)
  • Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi (13/09/12)
  • Hà Nội bùng phát các bệnh về mắt
  • Khô mắt bệnh lư thời hiện đại
  • Bát nháo thị trường kính thuốc
  • Khi nào cần dùng nước mắt nhân tạo?

  •                                    
    Copyright © 2010 - 2013 ICA® JSC. All rights reserved.
     

    Trang chủ   Thông tin Tobicom   Lịch phát sóng   Hỏi chúng tôi   Sitemap   Liên hệ  

    Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam.
    Điện thoại: (065) 3757922 - Fax: (065) 3757921 - Email: info@icapharma.com