Tôi làm thợ hàn được 3 năm. Vừa qua, do chủ quan trong khi làm việc tôi không đeo kính bảo vệ mắt. Đêm về tôi thấy nước mắt chảy giàn giụa, mắt đau nhức dữ dội phải đi khám cấp cứu. Bác sĩ nói bị bỏng mắt do ánh sáng mạnh. Như vậy có nguy hiểm không? Phạm Tuấn Mạnh (Hà Nội) Với biểu hiện bạn vừa kể có thể bạn bị bỏng mắt do ánh sáng mạnh. Ánh sáng mạnh ở đây có thể nói đến hồ quang điện (ánh sáng đèn hàn), đèn để làm rám da hoặc đèn cực tím để sát khuẩn trong pḥng mổ..., phơi nắng trên núi cao, trên biển hoặc trên sa mạc có thể gây bỏng do bức xạ. Triệu chứng thường xuất hiện từ 6-10 giờ sau khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh; có thể đau dữ dội, nước mắt chảy giàn giụa, sợ ánh nắng, co quắp mi, mi và kết mạc phù nề. Bệnh nhân hai tay ôm mặt, nước mắt chảy rất nhiều, có thể ướt cả khăn mặt. Thường gặp ở những người thợ hàn không che kính hàn khi làm việc.
Khám sinh hiển vi, sẽ thấy giác mạc mất sắc bóng, có nhiều chấm bắt màu fluorescein (viêm giác mạc chấm nông), và cũng chính v́ viêm nông nên các triệu chứng chủ quan mới rầm rộ như vậy v́ trên bề mặt giác mạc có rất nhiều tế bào cảm giác, khi bị tổn thương thường gây đau nhức dữ dội và kích thích mạnh.
Chấn thương do ánh sáng: Đó là những trường hợp do quan sát thiên thực gây bỏng hoàng điểm do khúc xạ các tia hồng ngoại bước sóng ngắn của mặt trời. Những dấu hiệu thường ở hai mắt, mờ mắt tạm thời dần dần tăng lên thành một ám điểm có thể tồn tại nhiều ngày đến nhiều tháng hoặc vĩnh viễn.
Phù hoàng điểm ít nhiều tùy theo cường độ và thời gian phơi nắng, có thể tiến triển tới sẹo hoàng điểm vĩnh viễn và mất thị lực trung tâm.
Bức xạ ion hóa (tia X và tia Gamma). Những bức xạ này có thể là căn nguyên của đục thủy tinh thể, thường gặp nhất là h́nh thái đục vỏ sau h́nh chén. Khi có biểu hiện của bỏng mắt do ánh sáng mạnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.
TS. Vơ Văn Phi
|